[HƯỚNG DẪN]QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOA ĐÀO

Cây hoa đào (Prunus persica (L.)) Batch thuộc họ hoa hồng Rosaceae. Ở Việt Nam cây hoa đào được trồng lâu đời.Trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh đã nghiên cứu, xây dựng quy trình trồng và chăm sóc hoa đào, với một số lưu ý sau:

tuot-la-hoa-dao

1. Thời vụ trồng:

Tháng 1-2 âm lịch. Khi trời có mưa phùn đất ẩm là tốt nhất

2. Kỹ thuật chăm sóc:

Tưới nước:

Duy trì ẩm độ đất 70-80%.

Bón phân:


    + Bón lót: Trước khi trồng từ 7-10 ngày, tiến hành bón lót và lấp hố. Lượng phân chuồng hoai mục là 30 tấn + 1.100kg phân lân + 600kg vôi bột /1ha. 

   + Bón thúc: Lượng bón thúc cho 1ha là: Phân tổng hợp NPK (1:1:1+TE): 2.700kg, phân Urê: 270kg. Trộn phân NPK và phân Urê theo tỷ lệ 10:1 để bón.

Bón thúc làm 5 lần: Sau trồng 1 tháng, rễ mới đã phát triển tiến hành bón thúc lần đầu. Lượng bón 300kg NPK và 30kg urê, hòa tan với nước tưới xung quanh gốc. Số còn lại chia đều cho 4 lần bón và mỗi lần bón cách nhau khoảng 25-30 ngày. Kết hợp với tưới đủ ẩm, xới xáo, làm cỏ, vét luống. Ngoài ra phun thêm phân bón lá đầu trâu 501; 502 hoặc Atonik 1.8SL nhằm giúp cây nhiều cành, tán xum xê.

Cắt tỉa tạo tán:

< p>Tùy theo mục đích tạo dáng, thế cho cây mà thời gian đầu sau trồng mới có hình thức cắt tỉa khác nhau. Sau đó khi mầm mới cao 30 - 35cm thì bấm ngọn, cứ làm như vậy đến đầu tháng 7 âm lịch thì ngừng bấm ngọn, và thường xuyên điều chỉnh các cành mọc đều bốn phía cho đều tán.


Khoanh vỏ: Trung tuần tháng 8 âm lịch.

Tuốt lá kết hợp với go cành:

   + Giống đào Bích GL2-1 khoảng ngày 10/11 âm lịch

   + Giống đào Phai GL2-2 tuốt lá khoảng ngày 15/11 âm lịch

   + Giống đào Bạch GL2-3 tuốt lá  khoảng 20/10 âm lịch

3. Phòng trừ sâu bệnh hại: Thường xuyên phòng trừ các loại sâu bệnh hại như: nhện đỏ, sâu đục ngọn, rệp sáp, bệnh chảy gôm …

Nguồn tin: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây