Hướng dẫn cách tính số lượng cây cần thiết khi biết được diện tích đất canh tác và mật độ trồng cây tối ưu. Đây là bước làm cơ sở để tính giá trị đầu tư ban đầu khi làm kinh tế nông nghiệp.
Cách tính số lượng cây trồng khi biết mật độ và diện tích
Tầm quan trọng của mật độ cây trồng.
Tùy theo loại giống cây trồng để áp dụng cách trồng trong luống.
Cách tính số lượng cây trồng cho hàng đơn
Cách tính số lượng cây trồng cho hàng kép
Không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà bất cứ khi nào ta bắt đầu khởi nghiệp làm kinh tế ta đều cần phải tính toán các chi phí phát sinh đầu tư ban đầu.
Tối ưu được các khoản đầu tư ban đầu sẽ giúp người làm kinh tế có thể tận dụng được hết nguồn lực mà họ đang có. Giảm thiểu chi phí phát sinh do huy động vốn => nhanh thu hồi vốn đầu tư và có lãi.
Đối với lĩnh vực trồng trọt trong nông nghiệp, tư liệu sản xuất là đất đai, nguồn nước,khí hậu . Đặc thù của loại tư liệu này là không giống nhau ở các khu vực địa phương khác nhau do đó nó sẽ thích hợp với các loại cây trồng khác nhau.
Khi quyết định trộng một loại cây nào đó, hẳn các bạn đã tìm hiểu qua các đặc tính của chúng và mật độ trồng cây thích hợp nhất để cây có thể phát triển tốt và tiết kiệm chi phí.
Nếu trồng cây quá dầy sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây : cây thiếu sáng dễ bị còi cọc, chậm lớn, chậm ra hoa tạo quả => phải chăm sóc nhiều => tốn kém công sức và tiền bạc.
Hơn nữa trồng dầy sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển dễ lây lan ra cả vườn, khó cách ly xử lý nếu xẩy ra trên diện rộng.
Nếu trồng cây quá thưa: Việc này sẽ gây lãng phí tài nguyên đất, lãng phí công chăm sóc, không tận dụng được hết tài nguyên cây trồng, không tối ưu hiệu quả kinh tế.
Do đó mật độ cây trồng đóng vai trò cực kì quan trọng trong xây dựng kinh tế nông nghiệp mà nhiều khi ta hay bỏ qua nó
Trong nông nghiệp có nhiều chủng loại cây giống.
Với mỗi loại cây khác nhau ta lại có một cách tính và cách bố trí mật độ cây trồng khác nhau cho phù hợp.
Các bạn có thể tham khảo mật độ trồng cây ở những bài viết về cây giống trong website này để biết cụ thể hơn.
Hàng đơn thường áp dụng cho cây trồng ăn quả lâu năm như : giống cam, giống chanh,giống bưởi, vú sữa, hồng xiêm, xoài, mít, na, ổi, táo, ....
Thường trong kĩ thuật trồng của các loại này thì mật độ được ghi như nhau : a(m)x b(m)
Trong đó. a: khoảng cách giữa các cây b: khoảng cách giữa các hàng (thường b-a : là khoảng cách các rãnh xẻ thoát nước và đường đi khi chăm sóc)
Ví dụ: mật độ trồng ổi thích hợp là 3m x4m thì ta hiểu :
khoảng cách cây nọ cách cây kia là 3 m, khoảng cách hàng nọ cách hàng kia là 4m
Hiệu khoảng cách 4m-3m=1m là độ rộng của rãnh thoát nước và đường đi lại trong quá trình chăm sóc thu hoạch.
Đối với diện tích trồng cây có hình dạng xác định theo thửa, theo khối hình chữ nhật ( thường là đất ruộng, hoặc đất ao cải tạo ) thì ta áp dụng công thức tính số lương cây như sau
N= S/(a x b) Trong đó:
N : tổng số cây cần trồng
S: Diện tích đất trồng (m2)
a: Khoảng cách cây cách cây(m)
b: Khoảng cách hàng cách hàng (m)
Ví dụ : Mảnh đất 1 sào bắc bộ =360m2 muốn trồng cây chanh tứ quý. Mật độ trồng là 3mx4m. Hỏi cần bao nhiêu cây?
Trả Lời:
Giả giử mảnh đất trên có dạng hình chữ nhật: dài 90m rộng 40 m
Số cây cần trồng = 360 /(3x 4) = 30 cây
Đối với diện tích trồng cây có hình dạng xác định theo thửa được tính theo công thức sau:
N = 2 * S / a(b+c)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin Tức