Thay máu' giống cây trồng bằng giống nuôi cấy mô

Với nhiều ưu thế vượt trội về chất lượng và khả năng nhân giống nhanh, các giống cây trồng, nhất là giống rau quả sản xuất bằng nuôi cấy mô ngày càng tỏa rộng

phuong án cấy mô kinh tế

Nhu cầu ngày càng tăng mạnh cây giống tăng mạnh


Theo TS Đặng Minh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học và Nông nghiệp công nghệ cao (Viện Lúa ĐBSCL) giải thích: Nuôi cấy mô tế bào là tổng hợp các kỹ thuật được sử dụng trong nuôi cấy và duy trì mô tế bào trong điều kiện vô trùng 100%.

Đây là phương pháp áp dụng nuôi cấy trong môi trường giàu dinh dưỡng giúp cây có thể phát triển tốt nhất. Môi trường là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công và chất lượng của giống cây cấy mô. Môi trường có nhiệm vụ hỗ trợ sự sống, tăng sinh tế bào, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, tỉ lệ sản xuất của công nghệ nuôi cấy mô.

Nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương pháp nhân giống vô cùng phổ biến với nhiều loại cây trồng như: Cây công nghiệp, cây giống ăn quả, cây ăn trái và rau xanh, hoa lan, cây cảnh… Đối với người dân ở các tỉnh như Lâm Đồng, đã quá quen thuộc với giống dâu tây, khoai tây hoặc giống chuối cấy mô.

Nông dân khu vực miền núi Tây Bắc đã ứng dụng vượt khó vươn lên làm giàu nhờ dược liệu cấy mô (đinh lăng, tam thất, sâm…). Người dân vùng ĐBSCL đã sẵn sàng chuyển đổi một diện tích lớn trồng cây hoa màu và ăn trái từ những giống truyền thống thành cây giống cấy mô (hoa lan, chuối cấy mô, thanh long cấy mô, khoai lang cấy mô…).

Ngày nay, nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh ngày tăng nhanh. Các loại cây hoa lan (dendro nắng, phi điệp, hồ điệp…), cây cảnh như trầu bà (gồm có trầu bà cánh phượng, trầu bà tỉ phú, trầu bà lá lụa, trầu bà lá lủng , trầu bà lá xẻ…), lục đế vương… đang rất được ưa chuộng trên thị trường cây cảnh. Cây có tán lá xanh tươi, hình dáng lá đẹp và tao nhã, phù hợp với rất nhiều mục đích như làm cây trang trí nội thất, cây trồng chậu hoặc sử dụng cành cắt để cắm hoa.

Ưu điểm vượt trội của giống cây cấy mô

Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật (invitro) được sử dụng nhằm nhân nhanh các loại cây trồng, khắc phục được nhược điểm của các phương pháp nhân vô tính khác như chiết, ghép hay giâm cành.

TS Đặng Minh Tâm cho biết thêm, giống cây cấy mô có thể nhân giống với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu trồng trọt trên quy mô diện tích lớn, cây giống mang đặc tính tốt giống hệt cây bố mẹ ban đầu. Công nghệ nuôi cấy mô tạo ra các cây con trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, giúp cây trưởng thành một cách nhanh chóng và phòng tránh sâu bệnh gây hại, nhất là các bệnh do virus gây ra, đảm bảo cây con sạch bệnh.

Giống cây cấy mô là các cây hoàn chỉnh từ những tế bào thực vật đã được chọn lọc có giá trị kinh tế cao và tạo ra các loài tốt hơn, hệ số nhân giống cao, đáp ứng nguồn giống quanh năm. Giống cây cấy mô đã qua sàng l ọc và cho ra sản phẩm là những cây có tính trạng tốt, độ đồng đều cao và đảm bảo thời gian sinh trưởng thu hoạch đồng loạt. Ứng dụng của nuôi cấy mô dùng để tạo ra dược phẩm sinh học hay cứu sống phôi mầm của một số loài cây khó phát triển và sinh trưởng, bảo vệ các giống cây quý hiếm đang bị đe dọa.

Những năm qua, trong ngành rau quả, hoa/cây cảnh đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả cao nhiều giống mới bằng công nghệ nuôi cấy mô so với giống cũ như mô hình trồng khoai lang, khoai môn Nhật, khoai tây bằng nguồn giống nuôi cấy mô, mô hình trồng chuối nuôi cấy mô, mô hình trồng thanh long nuôi cấy mô, cây ăn trái như cam, quýt, và các loại hoa lan, cây cảnh…

Một số mô hình đưa giống mới bằng công nghệ nuôi cấy mô so với giống cũ như:
Mô hình nuôi cấy mô cây cam và quýt: Xây dựng quy trình nuôi cấy invitro trụ trên lá mầm (epicotyl) hoàn chỉnh của cây cam Vinh và quýt đường canh phục vụ cho công tác chuyển gen tại Việt Nam. Đây là hai giống thích ứng rộng, chất lượng ngon, được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Tại Ấn Độ, Suwanapong et al. (1991) đã thành công với kỹ thuật nhân giống trong ống nghiệm các cây Citrus retculata và Citrus limon Burms. 

Tại Nhật, các nhà khoa học người Nhật là Iwanami, Hidaka và Omora (MUKHTAR) et al. (2005) đã nuôi cấy chồi đỉnh cây có múi bị nhiễm virus CTLV (Citrus tatter leaf virus) trên môi trường nuôi cấy mô có bổ sung chất kích thích sinh trưởng (BAP, α NAA và GA3), kết quả đã tạo ra những cây hầu như không có virus CTLV. 

Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống tái sinh cây có múi từ noãn, bao phấn trên các giống cam quýt địa phương và nhập nội… Mô hình nuôi cấy mô cây trầu bà (cây trầu bà cánh phượng, trầu bà lá lụa, trầu bà lá lủng hay lá xẻ, lục đế vương…) là một trong những loài cây đang rất được ưa chuộng trên thị trường cây cảnh. 

Lan nuôi cấy mô đang “hot”

Tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học và Nông nghiệp công nghệ cao (Viện Lúa ĐBSCL), chúng tôi chứng kiến nhiều dãy các kệ lan cấy mô.

Theo TS Đặng Minh Tâm, lan cấy mô ngày nay phổ biến nhất là lan giả hạc (phi điệp), trầm lai, đai châu, hồ điệp…. Đây là những loại lan có giá trị kinh tế cao và cho hoa đẹp. Trồng lan cấy mô có ưu điểm cho ra số lượng cá thể lớn, nhanh chóng và số lượng cá thể rất đồng đều, sạch bệnh, tạo được loài lan có nguồn gen tuyển chọn mang những đặc tính tốt nhất từ bố mẹ. 

Do đó, nguồn giống cây nuôi cấy mô đã mở đường cho cung cấp giống hoa lan cho các nhà vườn dễ dàng hơn, chi phí rẻ hơn và hoàn toàn chủ động được nguồn giống. Ngày nay, khi cây lan ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng trang trí cho gia đình, nguồn giống lan từ rừng tự nhiên là không đủ và cũng cần được bảo vệ. Do đó, nguồn giống lan cấy mô là vô cùng quan trọng, vừa giải quyết vấn đề cung cấp đủ giống, vừa mang đến hiệu quả kinh tế cao.
(theo Nongnghiep.vn)

Nguồn tin: nongnghiep.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây