Hẵn ai cũng biết tầm quan trọng của việc chăm sóc cây bưởi sau thu hoạch sẽ giúp cho cây hồi phục lại dinh dưỡng để tiếp tục cho quả vào những năm sau. Tuy nhiên làm thế nào để chăm sóc đúng cách, đúng kĩ thuật thì các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Các bước chăm sóc cây bưởi sau thu hoạch
Thật vậy, nhiều người hẳn sẽ nghĩ tới việc bổ xung dinh dưỡng ngay cho cây bưởi mà thường bỏ qua việc tỉa cành dọn dẹp vườn hoặc có làm thì cũng làm theo kiểu qua loa đại khái mà không chú trọng tới nó lắm.
- Sau một thời kì dài tích lũy dinh dưỡng để nuôi trái, cây bưởi sẽ bị yếu đi rất nhiều. Sức đề kháng của cây với môi trường giảm. Trong khi đó, việc thu hoạch trái sẽ đề lại những vết cắt trên cây. Đây là vị trí dễ bị mầm bệnh tấn công nhất. Do đó cần tiến hành việc dọn dẹp càng sớm càng tốt.
- Việc tỉa cành giúp chúng ta loại bỏ những cành sâu bệnh, những cành già cỗi và giúp tiết kiệm được dinh dưỡng của cây góp phần loại trừ mầm bệnh cho những vụ kế tiếp.
- Chọn cắt những cành răm, cành nhỏ , cành cộc cành cấp 4 trở lên. Cắt tỉa kết hợp với tạo tán cho vụ sau bằng cách giữ lại từ 2-3 cành chính cấp 3 sao cho tạo tán phát triển đều xung quanh.
- Tạo cho tán cây phát triển tán theo chiều ngang để tăng hiệu suất đơn vị diện tích lá/đơn vị diện tích đất canh tác. Tăng độ thông thoáng cho vườn. Nên nhớ vườn càng thoáng thì càng ít sâu bệnh và sản lượng quả càng cao.
- Cần vệ sinh kéo cắt và vết cắt cẩn thận bằng các dung dịch sát khuẩn và liền vết thương trên cây.
- Chú ý: Khi tỉa cành nên tiến hành vào ngày nắng ráo, tránh ngày mưa, tỉa vào lúc sáng sớm khi sương vừa tan là tốt nhất.
- Dọn vườn bao gồm các việc như : dọn cỏ xung quanh gốc, loại bỏ cành lá rụng, loại bỏ rác thải từ các vật tư nông nghiệp như :bao bì, vỏ chai lọ thuốc sâu, .
- Các vật này cần được gom lại một chỗ và tiêu hủy, đối với lá rụng cành cây mục ta không nên ủ ngay vào gốc cây mà nên gom lại và xử lý bằng chế phẩm sinh học phân hủy.
- Sau khi dọn dẹp vườn ta tiến hành khử trùng toàn diện vườn bằng vôi bột rải xung quanh vườn với liều lường từ 2-3 tạ /1ha .
- Nếu có thể quét gốc bưởi bằng nước vôi hòa loãng, quét cao khoảng 1-1,5 m
- Đối với cây từ 3 4 năm tuổi, bón 1 - 2kg AT1/gốc
- Cây 5 6 năm tuổi bón 2- 3kg AT1/gốc
- Phân hữu cơ bón 2050kg
- Cần tiến hành bón phân bổ xung ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt.
- Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.
- Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.
- Định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần, phun các chế phẩm HVP theo tỷ lệ: 30-10-10 (15g/8 lít nước) hoặc chế phẩm dưỡng lá (35ml/8 lít nước). Có thể pha chung với thuốc trừ sâu bệnh để phun môt lần tiết kiệm chi phí nhân công
- Nếu rễ cây bị tuyến trùng, rệp sáp tấn công có thể dùng Nokapd, Vimoca tưới vào gốc diệt, đồng thời pha thêm bột tốt rễ F.Bo để phục hồi bộ rễ nhanh, giúp cây sinh trưởng sung tốt trở lại.
- Trên đây là những việc cần làm để chăm sóc vườn bưởi sau khi thu hoạch. Các bạn có vấn đề thắc mắc cần tư vấn có thể liên hệ với số hotline .
>> Xem thêm một số loại cây bưởi mới đang được trồng nhiều hiện nay:
Giống Bưởi Da Xanh - Cách trồng bưởi da xanh hiệu quả
Giống Bưởi Đỏ Luận Văn- Hướng dẫn trồng bưởi đỏ Luận Văn
Chúc bà con có một mùa vàng thắng lợi