Từ lâu mọi người vẫn truyền tai kinh nghiệm : ăn mít sẽ làm nóng trong người gây mụn nhọt khó chịu. Nhưng sự thật mít có phải gây nóng như bạn nghĩ? Dưới dây là câu trả lời
2>> Hướng dẫn kĩ thuật trông mít tại nhà
>> Mít thái siêu sớm 18 tháng có trái ăn
>> Mít không hạt ba Láng- Đỉnh cao của làng mít
Chắc hẳn đây là nỗi băn khoăn của nhiều người, đặc biệt là các chị em vì mít từ lâu đã là món khoái khẩu rồi. Chúng ta có thể liệt kê hàng loạt các sản phẩm từ mít để minh chứng cho sự phong phú cũng như tính phổ biến của nó trong đời sống thường ngày. Với mít chị em có thể làm mít sấy, làm xôi mít, làm sữa chua mít, nôm mít, nhút mít.... Không nói quá khi mít là sản phẩm quốc dân được mọi tầng lớp từ trẻ đến giá yêu thích. Để giải thích cho vấn đề "mít có phải gây nóng?" chúng tôi đã hỏi ý kiến của PV, PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia . Giáo sư Lâm cho biết, quan niệm mít là trái cây nóng là không chính xác. Cô Lâm giải thích thêm “Không có loại quả chín nào là nóng, mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao, nếu ăn quá nhiều thì cũng không tốt cho sức khỏe".
Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, những người hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt không nên ăn nhiều mít , đặc biệt là trong những ngày nắng nóng vì hàm lượng đường cao trong quả chín sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
PGS Nguyễn Thị Lâm cho biết, tuy mít rất tốt cho sức khỏe, nhưng những người mắc bệnh như: bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường, bệnh suy thận mạn, người bị suy nhược, có sức khỏe yếu thì không nên ăn, hoặc nếu muốn thì cũng chỉ nên ăn để thưởng thức, vì lượng đường trong mít sẽ hấp thu nhanh khiến đường huyết tăng cao, nóng gan sẽ không tốt cho gan, thận...
Mọi người chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày); Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300 g/ngày). Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.
Chuyên gia chỉ cách chọn mít ngon: Mít dai: Cùi dày, giòn, vàng nhạt và vị thường ngọt đậm. Mít mật (hay còn gọi là “mít ướt”) có màu vàng tươi, múi mềm, hơi nát, vị ngọt mát.
Nên chọn những quả đều, khống có những chỗ eo hay lõm. Bởi những chỗ đó mít dễ sâu, quả cứng hoặc nhiều xơ.
Ngoài ra, những quả mít ngon là những quả có gai to, đều. Gai mít không dài hay nhọn và khoảng cách giữa các gai mít cách xa nhau…
Nguồn tin: dantri.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sản phẩm mới