Quy trình Kỹ thuật trồng cây Thanh Long bền vững

Thanh long là cây trồng phù hợp với khí hậu khô hạn và đất cằn. Do đó nó có thể dùng làm cây trồng chủ lực trong việc xòa đòi giảm nghèo ở một số địa phương. Dưới đây là quy trình kĩ thuật trồng thanh long bền vững các bạn có thể tham khảo.

thanh long vo vang (2)

1. Đất trồng và thời vụ trồng thanh long

Đất trồng :

Thanh Long dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau ( đất xấu, khô cằn, đất cát mặn, đồi, ruộng không ngập nước, nơi có nguồn nước tưới…).

Tiêu biểu như vùng đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn và phù sa (ĐBSCL), đất đỏ (Long Khánh, Đồng Nai)…

Tuy nhiên, Bình Thuận là địa phương tỏ ra là vùng trồng, thích hợp nhất.

thanh long duoc trong tren nhieu dat khac nhau
Kĩ thuật trồng thanh long bền vững

Thời vụ trồng :

Tùy theo từng địa phương, có thể trồng vào đầu vụ xuân hoặc cuối vụ mưa.

Tuy nhiên, cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới nên chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh, vì thế cần ủ ấm cho cây vào mùa đông.

2. Chuẩn bị đất trồng.

Việc chuẩn bị đất trồng rất quan trọng cho cây phát triển từ giai đoạn đầu.

Thanh long phát triển tốt nhất trên vùng đất cát hay đất thịt pha cát có tầng đất canh tác dày (từ 1,5-2m), thoát nước tốt.

Đất cao:

Công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản: cắm cọc, đào lỗ xuống trụ.

Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 – 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.

Đất thấp:

Chiều cao mặt líp so với mặt nước trong mương độ 40 cm, để đề phòng trong mùa mưa nước có thể dâng cao ngang mặt liếp nhất là ở những nơi thấp thì cần phải làm thêm mực trước khi xuống giống.

3. Mật độ trồng cây thanh long.

  • Khoảng cách trồng: (3 x 3 x 3.5)m,
  • Hố đào sâu 20cm, rộng 20-30 cm, trồng 4-5 hom giống thanh long/trụ, đ
  • Độ dài hom giống 60-80cm.
  • Cây làm trụ 2.8 m, đường kính 15 cm.

>> Một vài cây giống thanh long ngon phổ biến : giống thanh long vỏ vàng, giốngthanh long ruột đỏ

Cọc có thể bằng xi măng hoặc bằng gỗ, trên đầu cọc cần phải làm giàn chữ thập cho cây bò.

Sau khi trồng, cần ủ rơm rạ, rác mục và tưới nước xung quanh gốc.
Thanh long có khả năng thích ứng với các đất có độ chua (pH) rất khác nhau, nhưng do xuất xứ từ vùng khô hạn nên pH gần trung tính (trên dưới 6) sẽ dễ phát triển hơn.

Mật độ trồng cây thanh long
 

 Bón phân cho cây thanh long

Kiến thiết cơ bản (KTCB) :

– Bón lót : Phân chuồng hoai/phân hữu cơ giàu humat + vôi hay phân lân nung chảy.
– Bón thúc : N & P cao, K trung bình/thấp.

Độ pH đất = 5,5-6,5
+ Năm thứ 1: Bón 1kg/trụ phân khoáng hữu cơ + 0,5kg/trụ phân trung lượng TL 2 lần (  vào trước khi trồng và 6 tháng sau trồng).

Bón phân NPK 20-20-15 với liều 80g/trụ vào lúc 1 tháng sau trồng, và sau đó định kỳ 1 tháng/lần.
+ Năm thứ 2: Bón 1,5kg/trụ phân khoáng hữu cơ + 1kg/trụ phân trung lượng TL 2 lần ( vào đầu và cuối mùa mưa ).

Bón phân NPK 20-20-15 với liều 150g/trụ theo định kỳ 1 tháng/lần.

Thời kỳ kin h doanh (TKKD) :

– Bón phân hữu cơ và vôi hàng năm
– Trong thời gian nuôi cành, tạo tán: N cao, P vừa và K thấp.
– Phân hóa mầm hoa: N trung bình, P cao và K trung bình.
– Bón 2kg/trụ phân khoáng hữu cơ + 1-1,5kg/trụ phân trung lượng TL 2
lần, vào đầu và cuối mùa mưa.
Ghi chú: phân chuyên dùng cho thanh long là Thanh Long 1.4 (17-17-17 TL) và Thanh
Long 5.8 (18-10-18 TL) theo các thời kỳ.

Chế độ tưới cho thanh long.

Cây thanh long là cây chịu hạn tốt, nhưng nếu nắng hạn kéo dài cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm.

Cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng, tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao (>80%), quả nhỏ…
Tùy theo ẩm độ đất… mà nhịp độ tưới thay đổi từ 3 – 7 ngày/lần.
Chế độ tưới hợp lý cho cây Thanh long trong điều kiện đủ nước:

– Giai đoạn phát triển:

Cây 1 tuổi: mức tưới/lần ~23,3-29,5m3/ha; tổng mức tưới/năm ~725,4-842,6m3/ha
Cây 2 tuổi: mức tưới/lần ~36,5-44,1m3/ha; tổng mức tưới/năm ~1096,6-1379,7m3/ha
Cây 3 tuổi: mức tưới/lần ~52,5-61,6m3/ha; tổng mức tưới/năm ~1535,9-1803,0m3/ha

– Giai đoạn sinh thực:

Cây >3 tuổi: mức tưới/lần ~71,5-82,1m3/ha; tổng mức tưới/ năm ~1937,5-2662m3/ha.

 

Tỉa cành thanh long.

Năm thứ 2: tỉa nhẹ để tạo tán dù.
Cuối năm thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành phân bố đều trên đầu trụ.

Tỉa cành già làm thông thoáng tán cây, giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới. Có 3 cách cắt tỉa:

-Tỉa đầu : thực hiện sau thu hoạch hoặc trước đợt thu quả cuối cùng.
Ưu điểm: Dễ làm, đỡ tốn công.
Khuyết điểm: qua nhiều năm các lớp cành chồng chất lên nhau nên bụi thanh long bị đôn lên cao.

-Tỉa lựa : Lựa cắt các cành cần tỉa.
Ưu điểm: Tạo được sự thông thoáng, qua nhiều năm trụ không đôn lên cao. Giữ được sự cân đối giữa các cành của tán cây.
Khuyết điểm: Tốn công.

– Tỉa sửa cành :Để kiểm soát số cành con trên cành mẹ (cành sừng trâu).
+ Chỉ giữ lại 1-3 cành con/cành mẹ, các cành con/mẹ xa nhau và phân bố đều.
+ Giữ lại các cành mập, khỏe, tỉa bỏ những cành mọc lòa xòa ra lối đi.
+ Do nhu cầu tạo quả trái vụ, một số cành già trước đây thường bị tỉa đi, nay được giữ lại để tạo cảm ứng ra hoa bằng thắp đèn.

 

7. Kích thích ra hoa.

Thắp đèn được xem là biện pháp xử lý ra hoa nghịch vụ hiệu quả nhất.
+ Thời gian thắp sáng liên tục từ 15-20 giờ tùy theo mùa và điều kiện thời tiết. Thời gian thắp đèn từ 7-10 giờ/đêm. Sau khi ngưng thắp đèn 3-5 ngày thì cây ra hoa. Từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 52-54 ngày.
+ Trước khi thắp đèn 1 tuần cần phải bón phân đón hoa có tỷ lệ Lân và Kali cao. Khi bắt đầu thắp đèn thì xử lý thêm phân NPK (6-30-30) hay MKP (Mono-potassium phosphate) với liều 100- 200 g/trụ để đạt tỷ lệ ra hoa cao nhất.

8. Thu hoạch.

 

– Sau khi trái chuyển qua đỏ độ 3 ngày thì có thể thu trái. Đi dọc theo hàng, lựa cắt quả đúng chuẩn xếp vào gùi.

Khi đầy gùi thì chuyển ra xếp vào cần xé xếp theo từng lớp có lót giấy hoặc rơm, sau đó chuyển đến nơi thu mua.
– Thanh long chín lần 1, nếu không thu thì 1 tuần sau trái sẽ xanh trở lại. Sau đó, sẽ chín đỏ một lần nữa.

Với những trái đã chín lần 2, lần 3, độ ngọt sẽ nồng hơn, vỏ mỏng đi rất nhiều so với trái chín lần một. Thịt trái giảm độ giòn, nhưng các chất dinh dưỡng lại nhiều hơn.

Nguồn tin: sinhhocvietnam.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây