Kĩ thuật trồng bưởi da xanh ruột đỏ - Học Viện Nông Nghiệp

cách trồng bưởi da xanh hiệu quả

Kĩ thuật trồng bưởi da xanh tiêu chuẩn theo hướng dẫn của kĩ sư chuyên môn cây trồng từ Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Cách trồng và chăm sóc bưởi da xanh hiệu quả.

cách trồng bưởi da xanh hiệu quả2
 

Kĩ thuật trồng bưởi da xanh không khó vì bản chất cây bưởi da xanh rất khỏe có thể thích nghi tốt với nhiều điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau. Do đó ta có thể trồng ở miền Nam, miền Bắc từ khu đồng bằng tới vùng núi.

Tuy nhiên để có thể trồng và chăm sóc cây bưởi da xanh cho năng suất cao nhất thì anh chị và các bạn nên làm theo những yêu cầu sau đây

Bước 1: Kĩ thuật trồng bưởi da xanh - Chuẩn bị cây giống đem trồng

Cây bưởi da xanh cũng giống các loại bưởi khác có thể trồng từ cây ghép hoặc cây chiết để rút ngắn giai đoạn sinh trưởng giúp nhanh cho quả 

Thực tế cho thấy nếu trồng từ cây chiết sẽ nhanh cho quả hơn là cây giống ghép. Tuy nhiên về mặt lâu dài cây ghép lại có tuổi thọ cao hơn nên thời gian thu hoạch cũng dài hơn.

Tùy theo nhu cầu mà ta chọn hình thức cây giống cho phù hợp

Chú ý khi trồng bưởi da xanh ta chỉ nên chọn một loại giống cây ăn quả duy nhất  không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo. 

Ở khu vực miền Nam nên trồng bưởi chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tấng đất phèn; mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ.

>> Các bạn có thể xem một số giống bưởi tại đây 

Kĩ thuật trồng bưởi da xanh Chuẩn bị cây giống đem trồng

Bước 2.  Chọn thời vụ trồng bưởi da xanh

Cây bưởi có thể trồng quanh năm chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện giữ ẩm cho đất và che được nắng nóng cho cây trong giai đoạn đầu là được.

Việc làm trên để tránh cho cây bị héo, rũ, mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và sức sống của cây trồng sau này.

Do đó tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới

Ở miền Bắc thời điểm thích hợp nhất vào vụ thu 8-10 hoặc vụ xuân tháng 1-3 âm lịch. Đây là thời điểm tiết trời mát mẻ có mưa nhiều ẩm độ cao

Ở miền Nam thì trước mùa mưa tầm 1 tháng tức là vào tháng 3-5 dương lịch là được

Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng.

Chú ý chon ngày trồng tránh vào thời điểm giống bão. khi trồng nên chuẩn bị sẵn que chống đổ

Bước 3. Tính mật độ trồng bưởi hợp lý

Mật độ trồng bưởi hợp lý sẽ có tác dụng lớn tới sản lượng và chất lượng quả hơn nữa sẽ hạn chế được sâu bệnh kèo dài tuổi thọ cây trồng và giảm chi phí chăm sóc.

Theo nghiên cứu đã được thực nghiệm: Khoảng cách trồng tốt nhất là 4-5m x 5-6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50cây/1000m2)

mật độ trồng bưởi da xanh

Bước 4 Chuẩn bị mô trồng và cách trồng - kĩ thuật trồng bưởi da xanh chuẩn nhất

Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40-60cm, đường kính 80-100cm.

Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai với 200g vôi.

Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18%N-46%P205), phủ lên trên một lớp đất mỏng.

Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ.

Kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước.

Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi.

Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45 Độ để cây dễ phát triển cành và tán về sau.

ky thuat trong cay buoi da xanh dung cach cho qua quanh nam 01

Bước 5. Hướng dẫn cách tưới nước cho cây bưởi da xanh đúng cách

Bưởi da xanh là cây chịu  hạn tốt chịu úng kém nhưng lại rất cần nước. Đặc biệt là trong giai đoạn tạo quả

Trong giai đoạn sinh dưỡng cây cần nhiều nước cho quá trình quang hợp tạo chồi, thời điểm này nếu vào mùa mưa thì hầu như không cần phải tưới nước mà chỉ cần bổ xung thêm phân bón là đủ

Vào những ngày nắng to ta nên tưới làm  2 lần buổi sáng sớm và lúc chiều mát, tránh tưới khi trời đang còn nắng.

Nước tưới lấy từ nguồn sông, suối, kênh rạch là tốt nhất.

Nếu nước tưới lấy từ nguồn nước ngầm, nước máy thì cần kiểm tra chất lượng nước không chứa kim loại nặng, không có chứa sắt, hoặc nếu có thì phải khử bằng cách bơm vào hồ chứa một thời gian trước khi sử dụng làm nước tưới.

Khi tưới chú ý tưới đẫm khu vực xung quanh gốc cây, có thể sử dụng tưới nhỏ giọt hoặc xả tràn trong 1 thời gian ngắn cho đất tơi xốp

Nếu vườn đã đào sẵn kênh rạch dọc theo hàng cây thì có thể không cần tười mà chỉ cần bơm nươc đầy vào rãnh, liếp là đủ

Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.

Bước 6: Kĩ thuật tỉa cành trên cây bưởi da xanh

Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10- 15cm), cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đang chéo nhau,

Đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái nhầm han chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây. Chú ý: trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ cắt.

Tỉa cành thường tiến hành vào buổi sáng sớm, khi sương vừa tan và kết thúc trước khi mặt trời lặn từ 1- 2 tiếng.

Nguyên nhân của việc này là sau khi cắt thường cây sẽ tiết nhựa thu hút sự chú ý của côn trùng và các vật truyền bệnh cho cây trồng.

Thời điểm hoạt động mạnh nhất của côn trùng là vào buổi tối, trời mát và lúc trời sáng sớm do đó bắt đầu muộn và kết thúc sớm sẽ tránh cho cây bị tổn thương do nấm

Cần xem dự báo thời tiết trước khi tỉa cành, tránh thực hiện vào những ngày mưa có ẩm độ cao làm cây dễ bị nhiểm nấm bệnh chỗ vết cắt 

tỉa cành trên cây bưởi da xanh

Bước 7 Kĩ thuật tạo tán khi trồng bưởi da xanh

Từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50- 80cm thì bấm bỏ ngọn.

Chọn 3 mầm khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo 3 hướng tương đối đồng đều là cành cấp 1, dùng cọc tre cấm xuống đất để giữ cành cấp 1 tạo với thân chính 1 góc 35 – 40°.

Từ cành cấp 1 sẽ mọc ra cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2- 3 cành cấp 2.

Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15- 30cm và cành này cách cành kia 20- 25cm, cùng với cành cấp 1 tạo thành một gốc 30- 35°.

Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3, cành này không hạn chế về số lượng và chiều dài, nhưng cần loại bỏ những các cành mọc quá dày hoặc quá yếu.

Sau 2 năm c y sẽ có bộ tán cân đối.

Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100 cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành, do một loại xén tóc đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây.

Buổi tối 19-21 giờ thắp bóng điện sáng ở giữa vườn, xén tóc có tính hướng quang sẽ bay đến, dùng vợt bắt đem giết hạn chế trứng đẻ.

Bước 8 Kĩ thuật bón phân cho cây bưởi da xanh

Trong kĩ thuật trồng bưởi da xanh mới nhấtcó nói rằng chỉ có thể dựa trên cơ sở phân tích chất đất, thành phần đất mới có chế độ bón phân thích hợp đảm bảo không bị thất thoát mà vẫn hiệu quả.

Sử dụng phân hữu cơ kết hợp vô cơ, bón gốc kết hợp bón lá theo từng giai đoạn phát triển của cây bưởi da xanh sẽ đem lại kết quả tốt nhất.

 Phân hữu cơ: Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch.

Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây.

Cách ủ phân hữu cơ : Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón.

Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ.

Để gia tăng tiến trình nầy, trên thị trường đã có các loại phân phân hủy, có thể trộn thêm lân và phân đạm làm thức ăn cho vi sinh vật.

Có thể ủ với nấm đối kháng tricoderma sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt.

Phân vô cơ: thường sử dụng là DAP rải xa gốc hoặc NPK phun lên lá.

Đạm (N) giúp cây bưởi phát triển nhanh, đâm chồi, thiếu đạm cây bưởi còi cọc, ốm yếu, đạm phù hợp cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng.

Lân (P) kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy bưởi ra hoa, đậu trái; lân còn giúp cây bưởi chống bị nhiễm bệnh.

Kali (K) giúp cây bưởi cứng cáp, trái không bị rụng non.

Kĩ thuật bón phân cho cây bưởi da xanh

Bước 9 Hướng dẫn cách bón phân cho bưởi da xanh

Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau :

  •  Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: Phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi.

Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi  cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.

  •  Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định: Có thể chia làm 5 lần bón như sau :

+ Sau thu hoạch:  bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.

+ Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.

+ Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.

+ Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali.

  • + Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali.

Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái.

Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.

Bước 10: Phòng trừ sâu bệnh khi trồng bưởi da xanh

Để phòng trừ các loại sâu, côn trùng chích hút, bệnh,….nên thường xuyên thay đổi các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Chú ý sâu vẽ bùa làm suy cây, hư ngọn, nên phòng trừ bằng cách xịt confidor và chất bám dính (có thể kết hợp NPK 16.16.8).

>> Quí vị có thể tham khảo một số loại bệnh thường gặp trên cây bưởi tại đây

Bước 11. Kích thích ra hoa, đậu trái

Bưởi da xanh ra hoa, trái quanh năm; do đó để có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường vào thời điểm giá cả có lợi cho người sản xuất, nên kích thích ra hoa, đậu trái từ 7 đến 8 tháng trước ngày thu hoạch, nhưng nếu lưu trái nhiều quá sẽ làm suy cây.

Việc kích thích ra hoa có thể tiến hành kết hợp nhiều phương pháp tỉa cành, xiết nước, phun rụng lá , vặt chồi lá... 

>> Xem thêm thuốc kích thích ra hoa và đậu quả Thuốc đậu quả FLOWER 

Bước 12. Bao trái bưởi da xanh

Quả bưởi cũng cần phải bao sớm. Khi quả bưởi to bằng quả trứng vịt (đường kính 2,2-2,5cm) dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài 30-60cm, thủng hai đầu để bao quả có trọng lượng khi chín 0,7-4kg.

Dùng túi nylon bao chùm trái từ phần cuống theo hướng thẳng xuống, dùng dây buộc giữ túi vừa chặt.

Túi nylon cắt bỏ hoàn toàn phần đáy vừa giữ được sự thông thoáng, vừa ngăn các loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái tấn công.

Khi quả được bao bằng túi nilon màu trắng trong, chất diệp lục ở vỏ quả vẫn hấp thu được ánh sáng và quang hợp bình thường như những quả để tự nhiên.

Do vậy màu sắc của quả không thay đổi từ khi nhỏ tới chín, đảm bảo màu sắc hấp dẫn tự nhiên.

Đa số các loại côn trùng trưởng thành là bướm (ngài) đều bay theo phương ngang thẳng, khi đậu vào quả được bao bởi giấy nilon để tiến hành đẻ trứng gặp bề mặt giấy nilon trơn, nhẵn nên bướm và trứng không bám được

Hầu hết các loại sâu như: Bọ xít, xén tóc, bọ cánh cứng, ruồi đục quả, bọ rầy… được loại trừ khả năng gây hại.

Quả trong túi nilon phát triển bình thường ít bị sâu, bệnh phá hại có màu sắc đẹp, hấp dẫn, năng suất, chất lượng quả được cải thiện rõ rệt.

Bao trái bưởi da xanh

Quí khách xem thêm các loại túi bao trái bưởi theo đường link sau

http://giongcaytrong.org/tui-dong-bau-cay/tui-boc-buoi.html

 Bước 13. Thu hoạch bưởi da xanh

Nên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt.

Quí khách có nhu cầu mua giống bưởi da xanh vui lòng liên hệ

Anh chị có nhu cầu mua giống cây bưởi da xanh vui lòng liên hệ Vườn ươm Nông Nghiệp Việt để được tư vấn hỗ trợ cách thức cũng như quy trình trồng và chăm sóc hiệu quả nhất. Đảm bảo uy tín về chất lượng cây giống

Thông tin liên hệ:

Vườn ươm Nông Nghiệp Việt Địa chỉ: Học viện Nông Nghiệp- Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội.
Hotline: zalo/facebook: 0979589557-0981980186-0982520846.

Rất hân hạnh được phục vụ các bạn. Xin cảm ơn.

Nguồn tin: giongcaytrong.org

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây