Kĩ thuật bón phân cho dưa chuột an toàn giúp cây phát triển tốt tận dụng hết chất dinh dưỡng trong phân bón. Hơn nữa, thực hiện theo đúng kĩ thuật giúp giảm thiểu tối đa lượng phân bón tồn dư trong quả khi thu hái. ĐIều này an toàn cho sức khỏe người sử dụng mà môi trường.
- Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 25% phân vô cơ kết hợp với 75% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:
+ Phân hữu cơ: 0,6 - 0,8 tấn phân hữu cơ và 3 - 4 tấn phân chuồng ủ hoặc 1,5 - 2 tấn phân hữu cơ.
+ Phân NPK: 400 - 600 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 75 - 85 kg urê, 160 - 190 kg supe lân và 85 - 100 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 35 - 40 kg N, 25 - 30 kg P2O5 và 50 - 60 kg K2O.
- Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 6 - 8 tấn.
+ Phân NPK: 400 - 600 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 45 - 55 kg urê, 190 - 250 kg supe lân và 100 - 115 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 20 - 25 kg N, 30 - 40 kg P2O5 và 60 - 70 kg K2O.
- Bón lót: 100% phân hữu cơ và 100% phân supe lân, bón khi làm đất.
- Bón thúc: sử dụng phân NPK, urê và kali clorua, bón vào các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây dưa chuột gồm:
+ Thời kỳ hồi xanh: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ bắt đầu xuất hiện hoa: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ ra hoa rộ và bắt đầu đậu quả: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ thu quả đợt đầu: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.
>> Mua các loại hạt giống rau trồngtại đây
Nguồn tin: /www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn