HV Nông Nghiệp hướng dẫn kĩ thuật trồng cây khôi nhung tía

Học Viện Nông Nghiệp hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây khôi nhung tía - một loại cây dược liệu thuốc nam quý chuyên trị bệnh dạ dày và các triệu chứng viêm loét dạ dày.

cây khôi nhung dược liệu quý

Kĩ thuật trồng cây khôi nhung tía không khó. Các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn dười đây là có thể phát triển kinh tế hiệu quả từ loại dược liệu quý này.

Một vài đặc điểm sinh thái cây khôi nhung tía

đặc điểm sinh thái cây khôi nhung tía

 Khôi thuộc loại cây bụi, ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc trong rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh, nơi ẩm nhiều mùn, ven suối, ở độ cao 400 – 1500 m. 

 Phạm vi phân bố: Loại dược liệu này có thể trồng ở nhiều khu vực như :Lào cai, Sơn la, Lạng sơn, Thái nguyên, Quảng ninh, Vĩnh phúc, Hà nội, Hòa bình, Thanh hóa, Nghệ an, Quảng trị, Thừa thiên -huế, Đà nẵng.

 Công dụng:

Có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh liên quan dến dạ dày

Hướng dẫn kĩ thuật trồng và chăm sóc cây khôi nhung

Chọn giống trồng

cây giống khôi nhung

- Khôi nhung có thể trồng từ hạt hoặc cành hom thông thường trồng từ hom cành tốt hơn vì cây khỏe có tỉ lệ sống cao.

>> Có thể xem đặc điểm cây giống khôi nhung 

Kĩ thuật chọn và chuẩn bị đất trồng.

Chọn đất nơi ẩm, tơi xốp, nhiều mùn, tốt nhất ven các khe suối, độ tàn che cao.

Đất được cày ải, bừa kỹ, đảm bảo tơi xốp cày sâu 20 - 30 cm, lần cày bừa lần cuối kết hợp với trừ sâu, bệnh, diệt cỏ...

Mật độ trồng khôi nhung tía

mat độ trồng khôi nhung

 Mật độ, khoảng cách trồng: mật độ trồng 62.000 cây/ha, theo khoảng cách cây cách cây 0,4m, hàng cách hàng 0,4 m.

Đây là cây ưa mát nên cần độ che phủ từ 0,6-0,7 dể đảm bảo cây phát triển tốt.

Cách trồng

- Đào hố theo kích thước 20x20x20 cm

Thời vụ: 

Để cây con có thể sinh trưởng tốt nhất ta nên trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm, có thể trồng ở vụ thu.

  • Vụ xuân trồn g vào tháng 3 – 4.

  •  Vụ xuân – hè trồng vào tháng 6 – 7.

Đây là kĩ thuật phổ biến tốt nhất cho người mới trồng.

Phương thức trồng cây khôi nhung trong rừng.

  • Trồng hỗn giao; Trồng xen với một số loài cây khác dưới tán rừng.

  • Trồng thuần loài; Trồng theo băng, rạch hoặc theo đám dưới tán rừng thường xanh.

Cây con đánh từ vườn ươm về xé túi bầu cẩn thận tránh để đứt rễ vỡ bầu 

Đặt cây ngay ngắn, lấp đất đầy hố, nén chặt, phủ lá cây hoặc cỏ khô kín mặt hố. 

Trồng xong nên tưới nước ngay cho cây.

Nếu trồng cây khôi nhung tai vườn nhà hoặc trong thùng xốp cần chú ý

Chọn thùng xốp có độ thoát nước tốt, đặt nơi bóng râm góc khuất hoặc sử dụng lưới che mát

Hướng dẫn cách chăm sóc cây khôi nhung

Do là cây ưa ẩm nên việc chăm sóc cây khôi nhung cần phải tuyệt đối giữ nước, nếu để khô cây sẽ nhanh héo và chết

Thường  xuyên vun xới quanh gốc,phá bỏ cây cỏ xâm lấn, . Có thể bón thúc phân chuồng hoai mục, phân NPK để tăng độ tơi xốp và chất dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là sau mỗi lần thu hoạch lá.

chăm sóc cây dược liêu

 Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế

  • Sau khi trồng 4 – 5 tháng có thể thu hái lứa lá đầu, chọn những lá già, bánh tẻ phía dưới ngọn, hái bằng tay hoặc dùng kéo cắt sát cuống lá, để lại các lá non phía trên.

  • Thường thu hái lá vào mùa hè – thu. Mỗi năm lá khôi cho thu hoạch từ 4 – 5 lứa/năm. Mỗi lượt thu hoạch cho thu 05 – 1kg lá tươi/cây, lượng thu tăng theo các năm.

  • Cây khôi nhung cho thu hoạch trên 10 năm.

  • Sau khi thu lá tươi về phơi nắng cho tái rồi hong và ủ trong râm. 

>> Xem thêm người đầu tiên trồng thử nghiệm thành công cây dược liệu khôi nhung

(tham khảo https://nongnghiep.vn/)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây