Kĩ thuật trồng giống bí xanh , bí ngồi xanh cao sản.
2Vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch sản xuất rau an toàn của địa phương.
Đất trồng là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, độ pH 5,5- 6,0, chủ động tưới, tiêu.
Không trồng bí xanh trên đất vụ trước đã trồng các loại cây họ bầu bí, như: dưa hấu, dưa lê, dưa chuột... Nên trồng với các cây khác họ, đặc biệt là luân canh với lúa nước.
a/ Lựa chọn bộ giống và yêu cầu kỹ thuật:
Giống bí xanh trồng có thể là giống thuần hoặc giống lai, sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, thích ứng rộng. Các giống bí xanh trồng: giống bí xanh Thiên Thanh 5, Số1, bí xanh Số 2, bí xanh Sặt....
b/ Kỹ thuật sản xuất cây giống.
Lượng hạt dùng cho 1 ha cần khoảng 0,8-1,0 kg
Vườn ươm đặt nơi khô ráo, đủ nắng, chủ động chăm sóc và tưới tiêu
Hạt giống được gieo trong khay bầu, mật độ 357 hoặc 364 cây/m2, khoảng cách giữa các cây 4-5cm.
Giá thể gieo hat: đất phù sa, xơ dừa, mùn mục được phối trộn với tỷ lệ: 40% đất phù sa + 45% (xơ dừa, trấu hun) + 15% (mùn mục) + (5 gam đạm + 15 gam supelân)/100 kg hỗn hợp. Giá thể này được xử lý nấm bệnh trước khi sử dụng 5-10 ngày.
Xử lý hạt giống: ngâm trong nước sạch 4-6 giờ, đãi sạch sau đó ủ ấm, ẩm, nứt nanh rồi gieo. Gieo 1 hạt/bầu, gieo xong phủ một lớp giá thể mỏng vừa kín hạt. Tưới giữ ẩm đến khi cây mọc đều
Tuổi cây con: 15-20 ngày (vụ thu đông) và 20-25 ngày (vụ xuân hè). Cây cao 8-10 cm, có 1-2 lá thật, thân cứng, không sâu, bệnh hại
Duy trì độ ẩm bầu 70-80% trong suốt giai đoạn cây con. Trước khi trồng cần nhúng khay bầu vào dung dịch thuốc Ridomil 72WP hoặc Benlat C nồng độ 0,2%, thời gian 2-3 phút để xử lý nấm bệnh rễ.
Vụ xuân hè: gieo hạt từ 1 tháng 2 đến 15 tháng 2.
Vụ thu đông: gieo hạt từ 25 tháng 8 đến 10 tháng 9
Vụ xuân trồng cắm dàn, luống rộng 1,8-2,0m, lên cao 25-30 cm. Mặt luống rộng khoảng 1,5-1,6m, rãnh luống rộng khoảng 25-30cm. Mật độ trồng 2,5 vạn cây/ha, khoảng cách trồng (160 x 40) cm.
Vụ thu đông. Trồng cắm dàn với mật độ như vụ xuân. Trồng thả bò: Luống rộng 3,5-4,0 m, cao 25-30 cm. Mật độ trồng 1,9 vạn cây/ha, khoảng cách (3,0 x 0,3)m
Sử dụng các loại phân bón có trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam, ưu tiên, lựa chọn các loại phân hữu cơ đã qua xử lý, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh
Khi sử dụng phân bón và hoá chất phải tuân theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác hoặc qua tư vấn của cơ quan chuyên môn.
* Liều lượng phân bón cho 1 ha:
Vụ xuân hè: 5 tấn hữu cơ + 140 kg N+120 kg P205 + 120 kg K20, tương đương 5 tấn hữu cơ + 300 kg đạm urê + 600 kg lân supe + 240 kg Kali clorua.
Vụ thu đông: 5 tấn hữu cơ + 120 kg N+120 kg P205 + 120 kg K20, tương đương 5 tấn hữu cơ + 260 kg đạm urê +600 kg lân supe + 240 kg Kali clorua.
Sử dụng loại phân hỗn NPK: bón 5 tấn phân hữu cơ + 700 kg loại phân NKP 13:13:13 – TE + 50 kg đạm urê/1 ha hoặc dùng 600 kg NPK 16:16: 8 + 50 kg đạm urê/1 ha
*Cách bón:
TT | Loại phân | Tổng số | Bón lót | Bón thúc | ||
I | II | III | ||||
1 | Phân hữu cơ (tấn) | 5,0 | 5,0 |
|
|
|
2 | Phân đạm ure (kg) | 260-300 |
| 50-60 | 80-100 | 130-140 |
3 | Phân lân Supe (kg) | 600 | 600 |
|
|
|
4 | Phân kali (kg) | 240 |
| 50 | 90 | 100 |
*Cách bón:
Bón lót: Đánh rạch hoặc bổ hốc và bón toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, được đảo đều với đất, lấp đất trước khi trồng 2 - 3 ngày.
Bón thúc lần 1: sau trồng 10-12 ngày, kết hợp với vun xới đợt 1.
Bón thúc lần 2: sau trồng 25-30 ngày, kết hợp với vun đợt 2.
Bón thúc lần 3: khi cây ra hoa và đậu quả rộ
Do điều kiện thời tiết, cây sinh trưởng ph t triển kém, cần bổ sung bằng phân tổng hợp NPK 16:16:8 pha loãng nồng độ 5% tưới vào giữa luống.
a/ Tưới nước
Sử dụng nguồn nước tưới theo quy định cho sản xuất rau an toàn
Sau trồng cần tưới nhẹ đảm bảo đủ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh. Duy trì độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả nên tưới thấm, đảm bảo đủ nước cho cây phát triển bình thường. Sau mưa cần khẩn trương rút hết nước trong rãnh, không để ngập úng.
*Cắm giàn hoặc phủ rơm
Dàn cắm chữ A hoặc giàm vòm, dàn chữ A yêu cầu cây dóc dài >2,5 m, giàn kiểu vòm yêu cầu vòm cao >1,5 m
Trồng thả bò, sau vun xới đợt 2, phủ rơm,rạ trên mặt luống để cho cây bí bò, bám và quả nằm trên rơm/rạ.
Tỉa cành, định quả
Vụ xuân, sau trồng 20 - 25 ngày tiến hành bấm nhánh. Trồng mật độ 3,0 vạn cây/ha (cây x cây = 30 cm) bấm toàn bộ nhánh chỉ để 1 thân chính. Mật độ 2,5 vạn cây/ha (cây x cây= 40 cm) có thể để 1 chính: 1 thân phụ
Vụ thu đông, Mật độ 2,5 vạn cây/ha để 1 thân chính, mật độ 1,9 vạn cây/ha để 1 thân chính và 1-2 thân phụ.
7. Phòng trừ sâu bệnh
Áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, cày đất sớm để trừ các trứng, nhộng, sâu non trong đất, luân canh với cây lúa nước, ...
Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi sâu bệnh hại đến ngưỡng phòng trừ.
Chỉ sử dụng thuốc có tên trong danh mục thuốc được phép sử dụng cho rau tại Việt Nam. Thuốc có nguồn gốc rõ ràng, mua tại cửa hàng được phép kinh doanh
Ưu tiên, lựa chọn các thuốc BVTV sinh học, thảo mộc và các thuốc có nguồn gốc tự nhiên, thuốc điều hòa sinh trưởng có tính chọn lọc cao, nhanh phân giải trong môi trường, có thời gian cách ly ngắn. Đặc biệt trong thời gian thu quả.
Tập trung phòng trừ ở thời kỳ cây con để hạn chế thấp nhất sự phát sinh sâu bệnh trong thời gian thu quả
Người sản xuất phải nắm vững kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, đặc biệt tuân thủ nghiêm ngặt nồng độ, thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì
* Một số sâu bệnh hại chính và cách phòng trừ.
Sâu sám (Agrotits Ipsilon): bắt bằng tay hoặc dùng thuốc ViBAM 5H rắc xung quang gốc cây hoặc trên mặt luống.
Sâu xanh (Diaphania sp): sử dụng một số loại thuốc: Sherpa 25EC, Xentri 35WDG, Pegasus 500 SC... phun phòng vớp nồng độ 0,15-0,20%.
Rệp (Aphididae): sử dụng một số loại thuốc: Oncol 20EC 0,3%, Marshal 200 EC 0,2%, Butyl 20WP 0,2%, Actra 25WG, thuốc thảo mộc HCD 25 BHN... để phòng trừ
* Các loại bệnh hại chủ yếu
Bệnh lở cổ rễ (Fusarium sp) là chết cây con: sử dụng một số loại thuốc: Viben C BTN nồng độ 0,2%, Ridomil 72WP nồng độ 0,15% hoặc Validacin, nồng độ 0,2% phun vào buổi chiều mát, không mưa
Bệnh sương mai ((Pseudoperospora cubensis): sử dụng một số loại thuốc: Ridomil MZ72 WP nồng độ 0,2-0,25%, Zineb 80WP nồng độ 0,25-0,3%, Daconil 72WP... để phun phòng và trừ.
Bệnh phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum): sử dụng một số loại thuốc : Bayfidan 20 EC hoặc Cocide 5.8DE, nồng độ phun 0,15% phun vào buổi chiều mát, không mưa.
Bọ phấn trắng: sử dụng một số loại thuốc: Mopride 500WP, Nopara 35NDG hoặc Oncol 25WP. Nồng độ phun 0,15-0,2% phun vào buổi chiều mát, không mưa
Chú ý : Tuân thủ kỹ thuật, nồng độ và thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì
a/ Thu hoạch
Thu hoạch đúng lúc, đúng lứa quả, thu hoạch khi thời tiết thuận lợi nhất, hạn chế xây sát quả và nhiễm bẩn sản phẩm.
Sản phẩm bí xanh sau thu hoạch phải được đựng trong các dụng cụ phù hợp, không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất. Dụng cụ thu hoạch và dụng cụ bảo quản sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo bền chắc.
b/ Rửa, sơ chế, phân loại và đóng gói sản phẩm
Phải sử dụng các nguồn nước sạch để rửa sản phẩm nếu cần.
Cần phân loại sản phẩm để đảm bảo độ đồng đều về kích cỡ, màu sắc, độ chín của quả.
Việc đóng gói sản phẩm bí xanh phải được tiến hành trong nhà xưởng được thiết kế phù hợp. Bao bì đóng gói phải được làm từ các vật liệu phù hợp, không độc hại và được kiểm tra đảm bảo không gây nhiễm bẩn sản phẩm.
c/ Bảo quản sản phẩm trước khi tiêu thụ
Sản phẩm bí xanh được bảo quản trong các kho chuyên dụng, được thiết kế phù hợp và không gần các nguồn có nguy cơ nhiễm bẩn do hóa chất, vi sinh vật và các yếu tố độc hại khác.
Cần bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nhất để hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật và các chất độc hại và kéo dài thời gian bảo quản.
Nguồn tin: www.vaas.org.vn
Những tin mới hơn