Kỹ thuật trồng tre bát độ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao

Măng Bát Độ là giống măng ngon không đắng được thị trường ưa chuộng cả trong và ngoài nước. Loại tre này rất dễ trồng, ít công chăm sóc nhanh cho thu hoạch nên ngày càng được bà con mở rộng và phát triển

1. Giới thiệu tre bát độ

Tre Bát Độ là loại tre thuộc họ hòa thảo có nguồn gốc từ Đài Loan. Tại Việt nam sau khi được cấp phép và nhân giống rộng rãi tre bát độ đã được trồng phổ biến đặc biệt là ở vùng đồi núi. Kĩ thuật trồng tre bát độ không phức tạp, ít công chăm sóc mà lợi nhuận lại cao.

1.1 Đặc điểm hình thái

Thân khí sinh mọc thành cụm, thân cây tương đối to dày chiều cao thân 15-20 m, đường kính gốc 7-15cmhttps://giongcaytrong.org/giong-cay-khac/cay-giong-tre-bat-do.html, đốt ở gốc thân thường có vòng rễ khí sinh, lúc non thân có màu xanh nhạt sau đó chuyển dần sang màu xanh thẫm. Thân ngầm dạng củ. Lá tre dày, bản to hình lưỡi mác dài 10-30cm, mặt dưới phủ lông mềm. Củ măng được bao bọc bởi nhiều lớp vỏ mỏng trên có các khuyết, ngọn măng màu vàng đây là đặc điểm phân biệt măng bát độ với các loại măng tre khác.

1.2  Giá trị kinh tế và công dụng

Tre bát độ đang trở thành cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân nhất là đồng bào miền núi.

Măng bát độ cho thu hoạch sau 15 tháng trồng. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài 20- 30 năm. Năng suất trung bình 60-70kg măng /bụi/năm.

kỹ thuật trồng tre bát độ

Tre bát độ là giống tre đa tác dụng. Các bộ phận của cây đều mang lại giá trị kinh tế cao. Tùy vào mục đích sử dụng măng bát độ có thể dùng để ăn tươi, sấy khô, chế biến thành đồ hộp xuất khẩu. Thân tre dùng làm giấy, vật liệu xây dựng hay đồ thủ công mỹ nghệ. Lá tre bát độ dai, bền và chắc được thu hái rồi sấy khô xuất khẩu, mỗi năm có thể thu hạch 50-60kg lá tươi/bụi. Hiện nay giá của 1 kg lá tre khô xuất khẩu dao động từ 45- 50.000vnd.

Giá trị kinh tế và công dụng tre bát độ

2. Điều kiện trồng

Măng bát độ thích hợp trồng ở vùng khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 18- 25oC, có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 34oC, lượng mưa 1400- 3000mm/năm. Tre bát độ là loài ưa sáng nên trồng ở những nơi quang đãng không bị che phủ.

Đất phù hợp để trồng tre là những nơi có địa hình đồi núi thấp, đất tơi xốp tầng đất dày và thoát nước tốt. Không nên trồng tre bát độ trên đất bí chặt hay ngập úng. Đất đủ ẩm cây sẽ sinh trưởng phát triển thuận lợi nhất là trong mùa ra măng.

3. Chọn cây giống

Tre bát độ được nhân giống bằng phương pháp hom gốc, gieo hạt, giâm hom, chiết cành, giâm cành…Tuy nhiên nhân giống bằng phương pháp chiết cành và giâm cành được áp dụng phổ biến do có hệ số nhân giống cao, cây giống sinh trưởng nhanh, ổn định về mặt di truyền.

Chọn cây giống tre bát độ

Khi chọn cây giống bà con nên chú ý chọn những cây khỏe mạnh, xanh tươi, cành tre cứng cáp, không bị sâu bệnh. Cây con có chất lượng tốt sẽ đảm bảo tỉ lệ sống cao, thuận lợi cho quá trình chăm sóc. Để tìm hiểu thêm thông tin về cây giống, tiêu chuẩn chọn cây cũng như địa chỉ cung cấp giống tốt mời bà con tham khảo tại

Cây giống tre bát độ
20.000₫
Cây giống tre bát độ
Chuyên cung cấp cây giống tre bát độ số lượng lớn, giá tốt nhất, uy tín trên thị trường. Chúng tôi cam kết cây giống chất lượng, phát triển tốt, cho năng suất cao. 

4. Kỹ thuật trồng tre bát độ

Trong quá trình canh tác bà con cần áp dụng đúng kĩ thuật trồng tre bát độ để đảm bảo cây con có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng thuận lợi.

4.1 Thời vụ trồng:

Tre bát độ có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 đến tháng 7.

4.2 Chuẩn bị đất trước khi trồng:

  • Khoảng cách: 4×5 (hàng cách hàng 5m, cây cách cây 4m).
  • Kích thước hố: 50x50x50 cm(dàixrộngxsâu).

Đất trồng tre cần được làm sạch cỏ dại nơi đất nghèo dinh dưỡng nên bổ sung chất dinh dưỡng cho đất trước khi trồng.

Tiến hành đào hố có kích thước như trên chú ý để riêng lớp đất mặt và lớp đất dưới. Dùng phân chuồng hoai mục khoảng 15-20kg/hố+ Phân NPK: 0,250kg/hố cho vào hố rồi cho đất cuốc trước xuống trộn cùng phân sau đó lấp hố lại. Việc đào hố nên chuẩn bị trước khi hạ giống khoảng 15 ngày.
 

4.3 Kỹ thuật trồng tre bát độ:

  • Bước 1: đào một hố nhỏ ở giữa hố, có độ sâu hơn chiều dài hom giống.
  • Bước 2:  rạch bỏ túi bầu rồi đặt cây thẳng đứng vào giữa hố.
  • Bước 3: lấp đất vào hố vừa lấp đất vừa dùng tay ấn chặt đất xung quanh hom giống sao cho đất cao hơn gốc hom 2- 3cm.
  • Bước 4: dùng rơm rác phủ lên gốc cây để giữ ẩm rồi tưới đẫm nước.

5. Kĩ thuật chăm sóc cây tre bát độ

Tre bát độ dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng bà con cần áp dụng đúng kĩ thuật để cây sinh trưởng tốt cho nhiều măng.

5.1 Trồng dặm

Sau khoảng 1 tháng trồng bà con tiến hành kiểm tra toàn bộ diện tích trồng, những cây chết, cây kém chất lượng phải tiến hành trồng dặm bổ sung giúp vườn cây phát triển đồng đều.

5.2 Làm cỏ và xới xáo đất kết hợp vun gốc

Sau khi trồng bà con cần chú ý  làm cỏ và xới đất, phát bỏ cây dại. Những năm đầu, nên tiến hành 3 tháng 1 lần kết hợp với phủ rơm rạ quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

Tuy nhiên bà con lưu ý không lấp đất lên gốc măng để tránh rễ măng ăn nổi lên mặt đất.

5.3 Bón phân

Kĩ thuật chăm sóc cây tre bát độ

–  Để tre bát độ ra nhiều măng và phục hồi sau thu hoạch mỗi năm bón 2 lần:

  • Lần 1: vào vụ Xuân trước khi ra măng (khoảng tháng 1, 2 âm lịch).
  • Lần 2: sau khi thu hết măng (khoảng tháng 10 âm lịch).

– Có thể dùng nhiều loại phân, nhưng tốt nhất vẫn là phân chuồng (20 đến 35 tấn/ha), ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân như urê, NPK. Để bón phân đạt hiệu quả tối ưu bà con có thể dùng phân chuồng hoai mục kết hợp với chế phẩm sinh học EM. Phân sau khi xử lí có tác dụng kích thích sinh trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng và cải tạo đất rất tốt.

5.4 Chặt tỉa cây

Ngoài việc phát dọn cây cỏ và xới xáo, chúng ta cần lưu ý phát dọn những cành tre nhỏ ở vùng gốc của các khóm tre để bụi tre được thông thoáng, dễ chăm sóc thu hoạch.

Hằng năm sau mỗi vụ thu hoạch thường là vào tháng 11- 12 âm lịch bà con tiến hành chặt hết những cây tre già, cây bị bệnh hay ra hoa để tre bước vào giai đoạn nghỉ chỉ để lại 5 cây chia đều 4 góc.

6. Thu hái măng bát độ

Đến mùa thu hoạch bà con thường xuyên kiểm tra xung quanh bụi tre nếu thấy đất nứt chân chim thì dùng thuổng bới đất ra, khi củ măng nhú khỏi mặt đất 20- 30 cm bà con dùng dao sắc cắt . Vị trí cắt măng là nơi phình ra to nhất của măng thường nằm dưới mặt đất, chừa lại phần thân ngầm gần gốc cây mẹ có khoảng 3- 4 mắt để sinh măng, vết cắt phẳng và nhẵn, không dập nát, không được cắt ngang gốc măng trên mặt đất. Sau khi cắt xong dùng đất lấp lại. Thời điểm cắt măng thích hợp nhất là vào buổi sáng sớm.

Thu hái măng bát độ

7. Kỹ thuật trồng tre bát độ – Cách phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình chăm sóc măng bát độ thường xuyên kiểm tra tình trạng vườn cây, phát hiện sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời hiệu quả.

7.1 Sâu vòi voi

Gây hại ở trong củ bằng cách đục vào và ăn măng làm giảm  giá trị của măng.

Nếu phát hiện sâu hại bà con dùng Dipterex pha loãng 500 lần để phun, 3 đến 5 ngày phun 1 lần.

7.2  Sâu cuốn lá, châu chấu hại lá

Thường gây hại mạnh nhất vào năm đầu sau trồng. Khi phát hiện có thể dùng biện pháp bắt bằng tay để diệt hoặc dùng Ofatox để phun.

7.3 Bệnh thối măng

Do nấm hại gây ra thông qua các vết thương cơ giới vì vậy cần chú ý trong quá trình chăm sóc măng. Để phòng tránh bệnh hại ngày từ đầu vụ bà con nên dùng chế phẩm Trichoderma bổ sung vào phần gốc rễ của tre bát độ giúp bộ rễ khỏe mạnh, tiêu diệt các loài nấm hại hiệu quả, cải tạo lại đất hơn nữa chế phẩm rất an toàn, bảo vệ môi trường.

– Ngoài ra cần bảo vệ vườn tre tránh để trâu bò vào phá hoại.

Trên đây là toàn bộ Kỹ thuật trồng tre bát độ cho hiệu quả kinh tế cao. Hy vọng qua bài viết bà con đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình để phát triển kinh tế từ cây măng bát độ.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây