Cây cam thảo là vị thuốc có tính bình, vị ngọt, không chứa độc tố, được quy vào ba kinh chủ yếu là Tâm, Phế và Tỳ Vị. Đây là cây trồng được sử dụng nhiều trong đời sống có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
1. Đặc điểm và công dụng cây cam thảo
Đặc điểm cây cam thảo
- Cam thảo là loại cây thực vật có hoa thuộc bản địa châu Á, họ đậu (Họ cánh bướm) có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis. Ở Việt Nam tùy theo vùng miền mà sẽ có tên gọi khác nhau như sinh cam thảo, quốc lão,...
- Cam thảo bắc là cây sống lâu năm thân cao tới 1 – 1.5m.
- Cam thảo dây thuộc thân leo, khá nhiều xơ và cành nhỏ.
- Toàn thân cây có lông nhỏ.
- Lá kép lông chim lẻ, có lá chét 9-17 hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm.
- Hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm; nở vào mùa hạ và mùa thu.
- Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông.
- Quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
Công dụng cây cam thảo
- Cam thảo trong Đông y như dùng làm thuốc dẫn kinh, chữa các bệnh viêm họng, ho, nhiều đờm,...hoặc các bệnh tiêu hóa viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Ngoài ra cam thảo còn có tác dụng giải độc, điều hòa tác dụng của các phương thuốc.
- Hoạt chất Glycyrrhizin trong chiết xuất rễ cam thảo có thể chống lại vi khuẩn và hạn chế nhiễm trùng da.
- Trong dây cam thảo cũng có chứa hoạt chất staphylococcus aureus, một chất có khả năng kháng khuẩn giúp cải thiện bệnh chốc lở, viêm nang lông
- Chiết suất từ cam thảo có thể điều trị tăng sắc tố sau viêm và phục hồi tổn thương sau mụn hiệu quả.
2. Yêu cầu điều kiện sinh thái trồng cây cam thảo
Ở nước ta cam thảo được du nhập từ Trung Quốc sau đó được trồng nhiều ở các tỉnh thành Vĩnh Phú, Hải Hưng và Hà Nội.
- Cam thảo Bắc ưa khí hậu ôn hoà hoặc mát lạnh.
- Cây sống thích hợp ở nhiệt độ 18-20oC.
- Những khu vực cam thảo mọc hoang là những nơi có đất khô, đất có canxi, đất cát, đất cát vàng.
- Những nơi có đất đen cứng chắc, kiềm tính và ẩm thấp thì chất lượng cam thảo kém hơn, nhiều xơ, ít bột, ít ngọt, rễ mọc cong queo.
Cách trồng cây cam thảo
- Cây được trồng bằng hạt hoặc dây.
- Chọn đất cao ráo, thoát nước, đào hốc sâu 40-50cm, rộng 40x40cm, trộn đất với phân chuồng hoai lấp gần đầy hố.
- Gieo mỗi hốc 3-4 hạt. Khi cây cao 10-15cm, nhổ bớt, chỉ để mỗi hốc 2-3 cây khỏe nhất.
- Nếu trồng bằng dây thì cắt đoạn thân gần gốc, có rễ, dài 25-30cm đem trồng.
- Làm giàn hoặc dựng cọc cho cây leo. Sau khi trồng 3 tháng cỏ thể thu hoạch.
- Cây này mọc hoang phổ biến ở các lùm cây vùng trung du, đồng bằng nên thu hái từ thiên nhiên là chính.
3. Tiêu chuẩn cây giống cam thảo tại vườn ươm Nông Nghiệp Việt
- Cây giống cam thảo được ươm từ hạt hoặc từ cây giâm cành trong bầu đất
- Cây khỏe mạnh không sâu bệnh
- Chiều cao cây giống từ bầu đến ngọn cây 15-20cm
- Bầu ươm cây cam thảo kích thước 12x15 cm
4. Địa điểm, cách thức liên hệ mua cây giống cam thảo
Quý khách quan tâm tới cây giống cam thảo vui lòng liên hệ theo cách sau:
✅ Mua trực tiếp tại vườn
- Cs 1 : Vườn ươm giống Nông Nghiệp Việt
Địa chỉ : Học viện Nông Nghiệp Việt Nam - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
- Cs 2 nhà vườn Thảo Nguyên - Vinhomes Oceanpark
Địa chỉ : Đường Lý Thánh Tông- Đa Tốn- Gia Lâm- Hà Nội
Hotline / Zalo / Facebook : 0979 589 557 - 0982 520 846 - 0981 980 186
✅ Đặt mua thông qua website – email – điện thoại, COD, Ship
UY TÍN- CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU!