Cây bạch chỉ là một loại cây thảo dược sống lâu năm, có vị cay, tính ấm, phần rễ của loại cây này được làm thuốc chữa đau đầu, đau răng, cảm cúm, u nhọt, sưng đau. Cây giống bạch chỉ được gieo từ hạt ươm thành cây con giống tại vườn ươm Nông Nghiệp Việt.
Cây bạch chỉ có tên gọi khác là cây chỉ hương, hòe hoàn, lan hòe,... là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Đây là loại dược liệu quý trong đông y cần được nhân giống bảo tồn.
1. Đặc điểm cây bạch chỉ.
Cây lâu năm cao 1-2,5 m.
Thân mập.
Rễ hình trụ, kích thước 3–5 cm, màu nâu, có mùi thơm.
Thân xanh lục ánh tía, dày 2–8 cm, có lông tơ phía trên.
Hoa tán kích thước 10–30 cm, cuống 4–20 cm.
Cánh hoa màu trắng hình trứng ngược, có khía.
Bầu nhụy nhẵn nhụi hay có lông tơ.
Quả gần tròn, kích thước 4–7 mm.
Ra hoa tháng 7-8, kết quả tháng 8-9.
Mọc trên độ cao 500-1.000 m ở rìa rừng hay thung lũng đồng cỏ, ven suối.
(theo wikipedia)
Công dụng
Trong y học cổ truyền, bạch chỉ cũng là tên gọi của một vị thuốc Bắc (chữ Hán: 白芷, tên dược học: Radix Angelicae) được bào chế từ rễ cây bạch chỉ phơi hay sấy khô.
Củ bạch chỉ thường là dược liệu được kê cho các bệnh như giảm đau, trừ mủ, chống viêm, kháng khuẩn,... hay được dùng để chữa cảm cúm, viêm xoang, viêm tuyến vú.
Ngoài khả năng giúp giảm đau răng, đau đầu cây bạch chỉ còn được dùng để kháng khuẩn. Ức chế vi khuẩn thương hàn, kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn lao