Cây giống mắc mật (móc mật) là một loại cây gia vị quen thuộc trong các món nướng thịt lợn gà vịt. Cây giống khỏe phù hợp với khí hậu các vùng miền.
1. Đặc điểm và công dụng cây móc mật.
Đặc điểm:
- Cây giống móc mật (mắc mật) thuộc loại cây gỗ nhỏ, chiều cao từ cao từ 3 m đến 7 m , phân cành thấp, cành non có màu xanh nhạt, có lông rải rác về sau nhẵn, vỏ thân màu xám đen, có những nốt sần.
- Lá có dạng kép lông chim mọc cách, dài 10-30cm, chóp lá nhọn, gốc lá lệch, mép lá gần như nguyên hay có khía răng nhỏ
- Hoa của mắc mật nở vào tháng 3-4, màu hồng nhạt, mọc thành chùm.
- Quả hình tròn hoặc bầu dục, vỏ nhẵn, bên trong mọng, chứa hạt chín vào tháng 6-8,. Năng suất quả 40-50kg/cây.
Cây Mắc Mật có mấy loại ?
Có từ 4-6 loại mắc mật có quả và lá gần giống nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có 2 loại mắc mật thường được trồng và sử dụng làm thực phẩm.
Công dụng cây móc mật
Cây mắc mật lâu nay vẫn được biết đến với là một loại gia vị cho các món ăn: thịt quay lá mắc mật, cá kho mắc mật...tuy nhiên mắc mật còn có tác dụng chữa một số bệnh
- Quả mắc mật vị hơi chua ngọt có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn. Quả mắc mật rất giàu hàm lượng vitamin C.
- Lá mắc mật có tinh dầu thơm nên được dùng trong các món vịt quay, lợn quay, kho cá… Lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi rất cao.
- Hạt mắc mật phơi khô xay thành bột, dùng để làm gia vị.
Tác dụng chữa bệnh:
- Lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi, myristicin – loại chất thường có trong tinh dầu có tác dụng lợi mật vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan.
- Tinh dầu lá mác mật có tác dụng bảo vệ gan, giảm đau, là nguyên liệu để làm thuốc.
2. Yêu cầu điều kiện sinh thái trồng cây mác mật.
Mắc mật là giống cây có khả năng chịu hạn khá tốt, ưa ánh sáng và nảy lộc vào mùa xuân, mùa hè thu. Cây có thể trồng từ hạt giống hoặc từ cây giống ghép đều phát triển tốt. Trồng hạt thì sau 4-5 năm cây sẽ cho quả.
Đây là cây ưa sáng nên cần được trồng ở những khu vực đón ánh sáng tốt. Điều kiện lý tưởng nhất để cây phát triển tối đa là khí hậu ôn hòa, lượng mưa trên 1500m/năm; nhiệt độ trung bình 20-23◦C, độ cao trung bình 200-600m
Cây mắc mật trồng từ Bắc vào Nam. Tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh thành: Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Có thể trồng mắc mật trong chậu hoặc vườn tại nhà đều được
Yêu cầu
- Đất trồng: Đất trồng cây giống móc mật (mắc mật) có tầng đất dày từ 50cm trở lên, có thể là đất đỏ bazan, đất thịt pha cát, đất thoát nước tốt, đất nương rẫy, đất đồi thấp, phù sa ven suối và phù hợp với mọi địa hình.
- Mật độ trồng: 400-500 cây/ha, khoảng cách 4,5x5m hoặc 5x5m; có thể trồng xen vào các vườn cà phê, chè để làm cây che bóng (với mật độ thấp hơn).
- Hố trồng: Quy cách hố 50x50x50 cm. Mỗi hố bón lót 5-7kg phân chuồng hoai với phân lân đã trộn theo tỷ lệ 1/10. Hố được bón phân và lấp hố trước khi trồng 3-4 tuần.
- Kỹ thuật trồng: Dùng cuốc đào lỗ nhỏ giữa hố với chiều sâu hơn chiều cao của cây giống móc mật (mắc mật) trồng 2-3cm. Dùng dao rạch bầu nylon từ trên xuống, cắt bỏ rễ cong queo dưới đáy bầu, đặt cây nhẹ xuống hố cuốc, lấp đất và ấn nhẹ xung quanh gốc cây. Cắm cọc cố định và buộc cây vào cọc chống gió lay gốc. Trồng vào mùa mưa tránh gốc cây bị ngâm nước.
3. Tiêu chuẩn cây giống móc mật tại vườn ươm Nông Nghiệp Việt .
- Cây giống mắc mật được ươm từ hạt giống trong bầu ươm.
- Cây con được ươm trong bầu đất thịt hoặc xơ dừa có trộn kèm phân bón lót và kích rễ.
- Kích thước bầu ươm cây rộng x dài : 7x12 cm
- Thời gian ươm tù 2-4 tháng
- Chiều cao cây giống tính từ mặt bầu tối thiểu từ 10 cm--15 cm
4. Địa điểm, cách thức liên hệ mua cây giống