Hướng dẫn trồng bưởi Phúc Trạch

Áp dụng cho vườn bưởi Phúc Trạch giai đoạn cho quả trồng tại Hương Khê- Hà Tĩnh và một số tỉnh khu vực phía bắc

2

1. Hướng dẫn cắt tỉa cây bưởi Phúc Trạch

- Vụ xuân: Từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Cắt bỏ những cành chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, kết hợp tỉa bỏ những chùm hoa nhỏ, dày, hoa dị hình.

- Vụ hè: Từ tháng 4 đến hết tháng 6. Cắt bỏ những cành hè mọc dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, cành vượt, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình, tỉa thưa những chùm quả dày.

- Vụ thu: Sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa và khống chế độ cao thân chính từ 3,0 đến 4,0 m. Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành chết, cành mang quả, cành vượt, những cành quá dày. Đối với cành thu, cắt bỏ những cành yếu. 
- Cây giống bưởi Phúc Trạch và các giống bưởi khác xem thêm tại đây

2. Bón phân cây bưởi Phúc Trạch

- Lượng bón: Lượng phân bón: 30 kg PC + 552 g N + 368 g P2O5 + 600 g K2O + 183 g MgO + 18 g S + 1.000 g vôi bột trên một gốc bưởi/năm Thời điểm bón:  Chia làm 4 lần 

 Lần 1: Bón sau thu hoạch quả: 100% phân chuồng hoai + 100% lân + 20% đạm + 20% kali.

Lần 2: Bón thúc hoa (cuối tháng 11): 30% đạm + 30% kali.

Lần 3: Bón dưỡng hoa, quả non (cuối tháng 2): 30% đạm + 30% kali.

Lần 4: Bón thúc quả (cuối tháng 5): Bón lượng phân còn lại.

Lưu ý: Với những cây có những tổn hại rễ (do ngập lụt, sâu bệnh hại) nên bổ sung dinh dưỡng qua lá bằng cách phun các loại phân bón lá như: Yogen, Đầu trâu, Kích phát tố Thiên Nông,...

3. Quản lí độ ẩm đất cây bưởi Phúc Trạch

 Tưới nước nhỏ giọt hoặc tưới itràn kết hợp dùng tủ gốc giữ ẩm bằng rác, cỏ khô, rơm, rạ. Duy trì độ ẩm vùng rễ khoảng 60 - 70% độ ẩm đồng ruộng trong thời gian từ xuất hiện nụ đến đậu quả ổn định. Chú ý làm rãnh thoát nước trong mùa mưa 

4. Thụ phấn bổ sung cây bưởi Phúc Trạch

- Chuẩn bị phấn

Phấn được lấy từ những cây bưởi khác giống với giống bưởi Phúc Trạch (tốt nhất là bưởi chua). Thu những hoa mới nở, dùng panh kẹp bỏ cánh và nhụy hoa để trong đĩa Pettri hoặc cốc có lắp đậy. Phấn hoa  bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thường, có thể sử dụng trong 48 giờ nhưng tốt nhất là sử dụng trong ngày.

- Phương pháp thụ

* Thụ phấn bằng tay

Quét phấn của hoa lên đầu nhụy của hoa cần thụ. Mỗi hoa cho phấn thụ cho từ 8 – 10 hoa cần thụ, mỗi ngày thụ 2 lần, buổi sáng từ 8h30 đến 10h30, buổi chiều từ 2h đến 4h. Thụ bổ sung liên tục từ khi hoa nở rộ đến khi hoa bắt đầu tàn. 

* Thụ phấn bằng máy

Bột đá (CaC03) được trộn với phấn hoa bưởi chua theo tỷ lệ 1 : 4 (1 thìa càfe bao phấn bưởi chua + 4 thìa cafe bột đá). Phun hỗn hợp phấn lên các chùm hoa bưởi Phúc Trạch khi hoa bắt đầu nở (phun b ng máy phun phấn do Trung Quốc sản xuất), 4 lần/vụ hoa, mỗi lần cánh nhau 3 ngày.

5. Kỹ thuật bao quả cây bưởi Phúc Trạch

- Vật liệu bao quả:  Túi bao giấy mầu vàng chuyên dụng do Trung Quốc sản xuất. 

-  Thời gian bao: Khoảng sau khi đậu quả 40 – 50 ngày (đường kính quả khoảng 3-5 cm).

-  Chuẩn bị trước khi bao quả: Tỉa thưa quả (trên mỗi cành giữ lại 1-2 quả). Tỉa bỏ quả nhỏ, sâu bệnh, quả xấu,… Một ngày trước khi bao quả, cần phun thuốc trừ sâu và trừ bệnh một lần hoặc có thể bao ngay sau khi phun vài giờ khi quả ráo nước.

- Bao quả: Cho quả vào túi bao, miệng túi bao kín quả, nhẹ nhàng quấn chặt dây kẽm vào cuống quả. Trước khi thu hoạch khoảng 25-30 ngày cởi túi bao.

6. Phòng trừ sâu bệnh cây bưởi Phúc Trạch

- Sâu đục thân, đục cành

Phòng trừ:

+ Tỉa cành bị nhiễm. 

+ Dùng móc sắc, ruột phanh xe đạp...luồng vào hang để bắt ấu trùng.

+ Dùng thuốc xông hơi bơm vào các lỗ đục (padan, suppracide).

+ Phun phòng khi sâu non mới xuất hiện.

- Sâu vẽ bùa

Phòng trừ: Bón thúc cho các đợt lộc ra tập trung, phun phòng  khi lá non mới xuất hiện, lá dài 1,5 - 2cm. (sherpa,...). Phun thuốc để bảo vệ cành lộc ngay sau khi nhú lộc khoảng 0,3 – 0,5 cm.

- Nhện hại

Có 3 loài nhện: nhện đỏ, vàng hoặc trắng, nhện gây hại trên lá, quả là lá bạc mầu, rụng khi bị gây hại nặng, mã quả xấu.

  Phòng trừ: Phun các loại thuốc đặc trị nhện như Daniton, Comite Politrin....Nên phun kép, lần 2 cách lần 1 từ 2 – 3 ngày.

- Bệnh chảy gôm

Bệnh làm thối gốc, rễ tơ, thối quả, mủ chảy ra màu vàng. Gây hại nặng sẽ làm chết cây.

Phòng trừ:

+  Giữ cho độ ẩm đất vùng rễ không quá ẩm.

+   Không trồng quá sâu, không che tủ sát gốc cây.

+   Tránh tạo vết thương cơ giới ở gốc .

Cạo sạch phần vỏ bị bệnh đến phần gỗ, dùng dung dịch : Sun fat đồng (2 phần) + 1 phần vôi + nước pha sền sệt, và quét vào vết thương 1 tuần/lần. Có thể dùng Aliete  hoặc  Ridomil để quét hoặc phun. Dùng phosfonate để phun.

- Bệnh đốm đen 

Bệnh xuất hiện và gây hại nặng trên quả khi sắp thu hoạch làm vỏ quả có nhiều vết đốm hình tròn đường kính 2 - 3 mm, lõm xuống, tâm vết bệnh màu đen. Quả bị bệnh chuyển màu vàng, gây ra hiện tượng chín ép. Ngoài gây hại trên quả bệnh còn gây hại mạnh trên lá, những cây bệnh nặng toàn bộ lá có những vết đốm và chuyển màu vàng. 

Phòng trừ:

      + Vệ sinh vườn sau thu hoạch để hạn chế nguồn bệnh.

    + Phun định kỳ các loại thuốc Ridomil, score, viben C, Vicarben từ khi quả đậu ổn định đến trước thu hoạch 1 tháng (15 ngày phun 1 lần)./.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây