Trồng chuối cần đầu tư bài bản để mang lại hiệu quả cao

chuối tiêu hồng

Chuối là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới. Ở nước ta, chuối xuất hiện từ lâu đời, là cây trồng của mọi nhà. Ở các vùng quê, hầu như nhà nào cũng trồng chuối quanh vườn.

chuối tiêu hồng2

Trong giai đoạn kinh tế tiểu nông, cây chuối đóng góp đáng kể vào thu nhập hàng ngày của bà con nông dân. Chuối rất dễ trồng, chỉ cần đào hố, cho rác, phân xanh, phân chuồng đầy hố rồi trồng, lấp đất kỹ, không tốn công chăm sóc nhiều, nhưng cây vẫn phát triển và cho thu hoạch. Tuy nhiên, đó là bà con mình trồng quảng canh, còn nếu trồng thâm canh thì phải cần có sự đầu tư bài bản và áp dụng kỹ thuật kỹ càng hơn. Trên thế giới, người dân nước nào cũng thích ăn chuối vì chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường bột, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người.

chuoitieuhong

Để trồng được chuối xuất khẩu mang tính bền vững, có hiệu quả cao thì chúng ta cần phải hiểu biết thị trường, cần có hợp đồng rõ ràng với doanh nghiệp bao tiêu ổn định, từ khâu cung cấp giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch đến khâu sơ chế, bảo quản, vận chuyển đều được khép kín. Nếu bà con dùng giống thực sinh theo truyền thống là tách cây con từ cây mẹ thì không phù hợp, vì giống không đều, không kiểm soát được sâu bệnh. Do đó, cần có giống nuôi cấy mô, loại giống cho thu hoạch được thị trường chấp nhận, bà con có thể mua ở các doanh nghiệp hoặc trang bị phòng nuôi cấy mô.

Nếu là trang trại thì phải cơ giới hoá toàn bộ hoặc từng phần ở các khâu từ thiết kế đồng ruộng, trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, tưới nước, bao trái đến khâu thu hoạch, sơ chế, vận chuyển, cất trữ. Muốn chuối xuất khẩu có chất lượng tốt, ngoài giống và kỹ thuật phân loại thì phân bón đóng vai trò rất quan trọng, phải có quy trình bón phân và tỷ lệ phân rất chặt chẽ.

Nếu bón đạm quá liều và bón kết thúc muộn sẽ làm cho trái chuối béo, mập, xanh nhiều, lâu chín mà hàm lượng đường bột rất thấp, khó bảo quản, dễ gây dập nát, hư thối. Vì vậy, bà con nên sử dụng loại N-P-K phù hợp bón cho chuối, chỉ cần dùng 2 loại NPK, một loại bón cho sau khi trồng, đến trước lúc ra hoa, loại này cần N.P (đạm, lân) nhiều hơn K (Kali) và cần cả B. Loại còn lại bón từ lúc ra hoa cho đến nuôi trái, loại này cần Kali, Ca, Zn nhiều hơn, chỉ nên bón từ 3-4 lần cho 1 vụ, nếu bà con bón đủ phân hữu cơ và đất tốt thì chỉ cần bón 2 đợt NPK để giảm sức lao động và chi phí.

Trồng chuối không khó, nhưng trồng chuối để xuất khẩu và được khách hàng chấp nhận thì cần sự đầu tư bài bản và tính toán rất kỹ, bà con mới có lợi ích lâu dài.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây