Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng hiệu quả
* Thời vụ trồng hồng ở nước ta
Cây hồng giống có thể trồng gần như quanh năm, đặc biệt là khi trồng trong vườn, chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên nên trồng vào mùa xuân, tháng 2, 3, hoặc khi trời có mưa, đất đủ ẩm.
* Phương thức và mật độ trồng hồng hợp lý
Cây hồng giống được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 4 - 5m. Khoảng cách giữa hai cây là 3 - 4m tương đương với 350 - 400 cây/ha.
* Làm đất, bón lót và trồng cây
- Làm đất: Đào hố với kích thước 60x60x60 cm hoặc 80x80x80cm
- Bón lót: Bón lót từ 5kg phân chuồng hoai + 1 kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.
- Trồng cây:
+ Tiêu chuẩn cây giống: Cây ghép phải có ít nhất một đợt mầm dài từ 15cm trở lên và cây không có lộc non.
+ Khi thời tiết thuận lợi như trời dâm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.
+ Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.
* Chăm sóc cây hồng sau trồng sao cho đúng?
- Sau khi trồng cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ.
- Khi cây lên cao được 60 - 80cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên.
- Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh,… nên tỉa vào thời gian sau vụ thu hoạch quả, vào những ngày nắng.
* Bón phân hàng năm cho cây
- Năm đầu tiên bón 4 lần, mỗi lần 0,1 - 0,2kg NPK (12 - 5 - 10 - 14)/ cây bắt đầu từ sau trồng 1 tháng.
- Khi cây mang trái bón NPK (12 – 5 - 10 - 14) bón mỗi tháng 0,1 – 0,3 kg/cây đến khi quả bắt đầu chín.
- Cách bón: Khi đất ẩm chỉ cần rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hòa tan phân. Khi trời khô hạn cần hòa tan phân trong nước để tưới hoặc rải đều phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.
Phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây hồng
- Tháng 6, 7 hồng chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín. Do vây phải thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý đồng thời với những quả khác bị con ruồi này phá hại (đu đủ, cam,..)
Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại hồng ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri. Vì vậy có thể phun Sherpa 0,2-0,3%, Trebon 0,2%, hoặc bẫy bả sinh học như Vizubon,..
Phun lân hữu cơ, cacbamat để phòng trừ sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non, kiến mang rệp,…
Vườn hồng tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được màu mỡ trên đất mặt: bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.
Không được tưới phân tươi, nước đã bị ô nhiễm cho cây để chống các bệnh chết cây; khi xuất hiện bọ nẹt, rệp, sâu ăn lá, dòi đục quả thì...;
- Phun Ridomil 0,2%, Anvil 0,2% để phòng bệnh sương mai,đốm quả; có thể phòng bệnh hại và làm cho màu sắc quả đẹp bằng cách bao quả bằng túi polyetylen hoặc các vật liệu khác.